Review sách bí quyết kinh doanh của người do Thái - Đọc sách kinh doanh. Một dân tộc thông minh nhất thế giới.
Năm 1997, George Soros đã khiến cuộc
khủng hoảng tiền tệ bùng phát tại Đông Nam Á, thu vào cho mình những
khoản tiền khổng lồ. George Soros trở thành Thượng đế của chính mình,
nhưng lại là kẻ thù của các quốc gia Đông Nam Á. Ông là một người Mỹ gốc
Do Thái.
Có thể nói, Do
Thái là một trong những dân tộc thông minh nhất trên thế giới. Họ đã
cống hiến cho nhân loại những bộ óc vĩ đại nhất trong các lĩnh vực từ
khoa học xã hội cho đến khoa học tự nhiên như Karl Marx, Einstein… Do
Thái còn là dân tộc giàu có nhất trên thế giới, trong đó các gương mặt
tiêu biểu như là George Soros, Warren Buffett… Từ những người nắm giữ
bánh lái con thuyền kinh tế Mỹ như Ellen, Greenspan, Morgan,
Rockefeller, Michael Hammer cho đến những người hoạt động trong lĩnh vực
giải trí như Reuters, Pilates, anh em nhà Warner… đều tài ba mưu lược
hơn người. Chẳng lạ khi có người đã nói một cách châm biếm: “Ba thương
nhân Do Thải hắt hơi trong nhà, hệ thống ngàn hàng trên toàn thế giới
đều sẽ bị cảm dây chuyền; năm thương nhân Do Thái kết hợp với nhau, có
thể khống chế toàn bộ
thị
trường vàng bạc thế giới”. Có thể thấy, thành công của người Do Thái có
sức ảnh hưởng vô cùng lớn không chỉ với nền kinh tế mà với cả nền chính
trị thế giới trong thời đại ngày nay.
Dân
tộc Do Thái vốn có những truyền thống ưu việt như trọng chữ tín, quý
trọng thời gian, có cái nhìn thoáng về tiền bạc… Bên cạnh đó, còn phải
kể đến những ảnh hưởng từ lịch sử đau thương của một dân tộc thần thánh
đã giúp người Do Thái biết nhiều về thị trường thế giới, cũng chính từ
đó mà họ đã bắt đầu theo đuổi hoạt động đầu cơ và cho vay. Tất cả những
yếu tố trên đã giúp thương nhân Do Thái trở thành “thương nhân hàng đầu
thế giới”.
Nhưng điều quan
trọng hơn cả là dân tộc Do Thái luôn không ngừng học tập, không ngừng
sáng tạo. Dùng trí tuệ tạo nên của cải chính là đặc trưng lớn nhất của
thương nhân Do Thái. Họ chính là tấm gương sáng đáng để chúng ta noi
theo.
Trọng chữ tín, giữ giao ước tạo nên “Thương nhân hàng đầu thế giới”
Tập quán trọng chữ tín, giữ giao ước của thương nhân Do Thái trong giao dịch quốc tế đã được mọi người biết đến. Các thương nhân trên thế giới khi làm ăn với người Do Thái đều rất có lòng tin đối với vấn đề tuân thủ giao ước của họ, vì người Do Thái luôn có một yêu cầu hết sức nghiêm khắc đối với bản thân về vấn đề này. Họ không cho phép có một tình huống không giữ đúng giao ước nào xuất hiện, dù có phải để cho những tình huống xấu khác xảy ra. Tố chất này của người Do Thái đã có ảnh hưởng rất sâu rộng đối với giới thương nhân trên toàn thế giới.Tại thành phố Tokyo của Nhật Bản có một thương nhân tên là Den Fujita, trong cuốn sách nhan đề “Kinh nghiệm làm ăn với người Do Thái” ông đã nhiều lần nhắc nhở giới thương nhân Nhật Bản không nên thất tín hoặc hủy bỏ giao ước với người Do Thái, nếu không, sẽ vĩnh viễn mất đi cơ hội làm ăn với họ.
Một ông chủ người Do Thái đã ký kết một giao kèo với người làm thuê, quy định mỗi tuần sẽ phát lương một lần, nhưng người làm thuê sẽ không nhận tiền mặt mà được tùy ý mua các vật dụng tương đương với số tiền lương được trả tại một cửa hàng gần công ty, sau đó người chủ cửa hàng sẽ đến thanh toán sổ sách với ông chủ người Do Thái này để nhận tiền mặt.
Chẳng ngờ, người chủ cửa hàng tìm đến thanh toán sổ sách cũng nói: “Người làm công của ông đã đến lấy những vật dụng cần thiết, xin ông thanh toán cho tôi!”.
Ông chủ người Do Thái nghe xong câu chuyện bối rối không hiểu, lập tức tiến hành điều tra. Nhưng hai bên đều khăng khăng rằng mình nói thật, khiến ông không thể chứng minh được ai đã gian dối trong việc này. Kết quả, ông chủ người Do Thái đành phải trả tiền cho cả người làm công và ông chủ cửa hàng bởi ông đã có lời hứa với cả hai bên.
Điều đầu tiên mà người Do Thái ý thức đến chính là nghĩa vụ tuân thủ giao ước của bản thân. Hầu hết những người Do Thái đều rất xem trọng chữ tín, tuân thủ giao ước, khi làm ăn buôn bán với nhau, thường không cần đến văn bản hợp đồng, chỉ cần một lời hứa là đã đủ sức ràng buộc, bởi họ tin rằng: “Có Chúa nghe thấy”.
Việc xem trọng chữ tín, tuân thủ giao ước của người Do Thái đã mang đến cho họ một hiệu quả kinh tế tích cực.
Giới kinh doanh hiện đại hết sức xem trọng uy tín. Uy tín chính là nguồn vốn vô hình, là cơ sở tồn tại cho một công ty. Vì vậy, dùng uy tín để mời gọi hay giữ chân khách hàng là chiêu bài được rất nhiều nhà doanh nghiệp hiện nay sử dụng. Trong lĩnh vực kinh doanh, tập đoàn đầu tiên đã đưa uy tín kinh doanh lên vị trí cao nhất – “không hài lòng có thể đổi hàng”, chính là Công ty bách hóa Sears Roebuck, do một thương nhân người Mỹ gốc Do Thái là Julius Rosenberg thành lập.
Review sách hay tại http://sachkinhdoanh.com.vn/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét