Review Sách Nghệ Thuật Bán Mình Cho Sếp - Orison Marden

Trong cuốn sách của mình, Orison Marden trò chuyện với các bạn trẻ để khuyến khích, động viên và truyền cảm hứng cho những người đang mong muốn trở thành ai đó và làm được điều gì đó, chỉ cho họ làm thế nào để có được sức mạnh thực tiễn và vươn lên trong cuộc sống.
Review Sách Nghệ Thuật Bán Mình Cho Sếp - Orison Marden

Ông cũng mong muốn đem lại sự khích lệ cho tất cả những ai đã bỏ lỡ thời thanh xuân của mình và vẫn đau đáu muốn bù đắp lại những điều họ đã thờ ơ hay còn thiếu sót khi còn trẻ, thông qua cách tự học, tự tiến bộ để trở thành những nhân cách lớn lao hơn, cao quý hơn.
Hãy đọc cuốn sách và khám phá cách bạn có thể đánh thức được những năng lực của mình. Sau đó, bạn sẽ thấy năng suất hay hiệu quả làm việc của mình có thể tăng lên gấp đôi hoặc gấp tư trong 1 năm.
Chương 1: Nhân viên phi thường
Nhân viên phi thường là người làm đúng việc, vào đúng thời điểm, theo đúng cách, làm tốt hơn tất cả những lần trước đó, giảm thiểu sai sót, hiểu dược cả 2 mặt của vấn đề, lịch thiệp, là 1 tấm gương, có tình yêu với công việc, biết được những yêu cầu cần có, phát triển các tiềm lực, không ngại việc, làm chủ các tình huống, hành động dựa trên lí trí thay vì thói quen, không bằng lòng với những gì chưa hoàn hảo.
Nhân viên phi thường là người nhanh nhẹn, tháo vát, biết suy nghĩ, có thể nắm bắt được những đòi hỏi của tình huống và giải quyết chúng bằng sự tháo vát.
Nhân viên phi thường luôn coi lợi ích của ông chủ như lợi ích của chính mình, xem công việc như một cơ hội để xây dựng nhân cách. Họ nghiêm túc, đọc tài liệu về doanh nghiệp của người chủ, dõi theo những cải tiến mà các doanh nghiệp cùng ngành đã áp dụng và những gì người chủ chưa cập nhật, luôn tự trau dồi trong những lúc rảnh rỗi để chuẩn bị cho những điều lớn hơn.
Nhân viên phi thường là người mà khát vọng của họ là giúp cho doanh nghiệp phát triển, họ sẵn sàng làm thêm giờ và góp sức mỗi khi có thể và trong bất kì trường hợp khẩn cấp nào, họ cũng có thể đề xuất 1 giải pháp có giá trị.
Nếu muốn trở thành điều gì đó lớn lao hơn một nhân viên thông thường, bạn cần nỗ lực hết sức. Thật ngạc nhiên khi có vô số thanh niên đang tìm cách để được sống tốt mà không phải lao động chăm chỉ. Hầu như ở khắp nơi, chúng ta đều thấy có những bạn trẻ đang tìm kiếm những công việc thoải mái, nhàn hạ, làm việc ít giờ, việc nhẹ, lương cao. Đây là những suy nghĩ nhỏ mọn, hạn hẹp. nó hạn chế và ngăn chặn sự phát triển. Bạn cần làm việc vì chính mình, để phát triển khả năng của bản thân để trở thành 1 con người lớn lao và giàu năng lực hơn. Chính quyết tâm muốn thực hiện phần việc của mình để đóng góp cho 1 điều gì đó, sẵn sàng chịu khổ để vươn lên sẽ tạo ra 1 con người phi thường.
Chương 2: Khám phá bản thân
Có lẽ hầu hết những người bị thất bại là bởi họ chưa từng khám phá bản thân. Một ứng viên thành công phải biết được mình có thể sử dụng nguồn năng lực nào một cách hiệu quả ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp. Vì vậy, nếu muốn khởi nghiệp, chúng ta cần phải liệt kê lại tất cả tài sản và tiểm lực của mình.
Chương 3: Chinh phục một môi trường không phù hợp
Một trong số những nguyên nhân của việc có quá nhiều nhân viên làm việc kém cỏi, đó là họ phải làm việc trong một môi trường nhàm chán, dễ gây nản lòng. Họ không nhìn thấy tương lai nào cho mình và cảm thấy mình chỉ là 1 kẻ thất bại.
Điều họ cần làm là thay đổi môi trường, quyết tâm không để những gì xung quanh phá hỏng cuộc đời họ. Một môi trường gây chán nản là cái cớ khá tệ để một người tự biến mình thành kẻ thất bại trên mảnh đất nhiều cơ hội này. Thoát ra khỏi một hoàn cảnh gây chán nản chỉ là 1 phần nhỏ trong quá trình hướng đến sự thành công của mỗi người. còn nếu bạn buông mình theo môi trường, cố gắng bao biện cho sự chây ỳ của bản thân, đã cho thấy đâu đó bên trong bạn có sự thiếu sót và yếu kém.
Nếu bạn nóng lòng muốn đáp lại lời kêu gọi chảy trong huyết mạch mà không có đủ khả năng để thực hiện nó, bởi vì bạn bị kìm hãm trong những hoàn cảnh không thể kiểm soát, bắt bạn phải làm những việc bạn khinh ghét, bạn sẽ cần 1 ý chí sắt đá, bền bỉ, quyết tâm và cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn.
Chương 4: Sức mạnh của sự nhiệt thành
Không gì có thể thay thế cho sự nhiệt thành. Nó là thứ tạo nên sự khác biệt giữa 1 người thiếu nhiệt thành và 1 người dành hết tâm huyết. Nó chính là ranh giới giữa thất bại và thành công.
Sự khác biệt giữa một nhân viên có thể thường xuyên đạt hiệu quả gấp 3 hoặc 4 lần những người khác không phải luôn nằm ở năng lực, thường thì đó là sự khác biệt trong nỗ lực của mỗi người. Nhân viên đó luôn cố gắng nhiều hơn, họ rót vào công việc của mình sự nhiệt thành và cảm hứng, khiến cho chất và lượng của kết quả được tăng theo thời gian.
Chương 5: Người biết cách
Chưa từng có giai đoạn nào mà cơ hội dành cho những bộ óc được rèn luyện với kiến thức chuyên môn hóa lớn như ngày nay. Những bạn trẻ linh hoạt nhanh nhạy và biết tiếp thu, chuẩn bị kĩ càng cho sự nghiệp sẽ tạo nên sự khác biệt.
Mọi thông tin quý giá bạn thu thập dược, mọi sự đọc và suy ngẫm bạn thực hiện cũng đều giúp bạn thăng tiến trong công viêc. Bạn trẻ nào có khát vọng được thăng tiến sẽ luôn chuẩn bị sẵn sàng cho vị trí phía trên mình. Họ sẽ luôn học hỏi, xem xét tình hình và cố gắng. để trở nên có giá trị trong việc, bạn cần phải làm nhiều hơn yêu cầu nếu muốn thu hút sự chú ý của người chủ và được thăng chức.
Chương 6: Tin rằng sẽ có được công việc
Khi đi phỏng vấn xin việc, hãy có 1 phong cách nói chuyện dễ chịu và tự tin. Bạn cần tôn trọng bản thân, nghĩ tốt về mình hoặc là họ sẽ không nghĩ tốt về bạn. Hãy tỏ ra là 1 người có sức thuyết phục, hiệu quả, vui vẻ, tự tin, nhiệt huyết, đầy sức sống, cho thấy bạn có nghị lực và khả năng gánh vác, có tiềm lực, sự can đảm và khả năng chịu đựng bền bỉ đủ để đáp ứng mọi trường hợp khẩn cấp.
Chương 7: Vì sao một vẻ ngoài ưa nhìn lại ghi điểm
Hãy đảm bảo ngoại hình gọn gàng, sạch sẽ và chỉnh tề khi đi phỏng vấn xin việc. Bạn cần hiểu rằng trong lần đầu gặp mặt, đại đa số chúng ta đều thể hiện mình qua điệu bộ cơ thể. Nếu 1 người ăn mặc gọn gàng và biết chăm chút cho vẻ ngoài, nhiều khả năng họ cũng hành xử như vậy trong công việc. Hãy nhớ rằng buổi phỏng vấn với người chủ tương lai cũng chính là 1 buổi trình diễn những điều tốt nhất của bạn. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao và ước lượng người khác ngay từ cái nhìn đầu tiên để cân nhắc triển vọng và kết luận về tính cách của ứng viên.
Chương 8: Chọn một nghề giúp bạn thể hiện được điều tốt nhất của mình
Nếu bạn không thấy mình đang trưởng thành hơn trong công việc, cuộc sống không trở nên phong phú hay sâu sắc hơn , nếu những việc bạn được giao không phải là liều thuốc bổ vĩnh viễn với bạn thì tức là bạn vẫn chưa tìm được đúng công việc dành cho mình. 
Chán nản là thứ giết chết thành công nhanh nhất, không điều gì thử thách quyết tâm của 1 người hơn là hàng ngày tự buộc mình làm những việc mà tính cách và bản chất họ không bao giờ cho phép.
Chúng ta cần bước vào những nghề nghiệp phù hợp với thể chất, tinh thần và năng lực của mình.
Chương 9: Sức khỏe là một nguồn vốn
Chúng ta không thể thành công mà không có sức sống về thể chất và tinh thần. để đạt được những điều lớn lao trong kinh doanh chúng ta cần có 1 sức chịu đựng dẻo dai, 1 sức sống mạnh mẽ. Một bộ não lộn xộn, mệt mỏi, sẽ không thể suy nghĩ một cách sáng suốt hay lên kế hoạch hiệu quả.
Sức khỏe cường tráng sẽ nâng cao mọi khía cạnh năng lực, làm tăng hiệu quả, sự sắc bén và nhân toàn bộ năng lực trí óc của chúng ta lên nhiều lần.
Chương 10: Những điều níu chân bạn
Hãy bắt tay vào việc tự phân tích bản thân, bạn sẽ tìm ra rất nhiều điểm yếu có thể cải thiện trong hệ thống của mình. Đó có thể là tính cách lập dị, dễ nổi nóng, không lịch thiệp, cách nói chuyện mỉa mai, châm chọc, phê bình gay gắt, thường xuyên gây thù oán, tính buôn chuyện, sự thiếu tôn trọng, lười biếng.
Bạn cần rèn luyện tác phong đúng giờ, 1 tính cách dễ chịu, khả năng nắm bắt ý tưởng một cách nhanh nhạy để thấy được vấn đề một cách nhanh chóng, lòng trung thực và trung thành.
Chương 11: Tự đẩy mình tiến lên
Thiếu hoài bão, lười biếng, không muốn trả giá cho thành công là 1 trong những trở ngại lớn nhất của các nhân viên trẻ. Một khát khao vươn lên sẽ không bao giờ thành hiện thực trừ khi được hành động bằng sự kiên định và lòng quyết tâm. Xã hội hiện nay không có chỗ cho những người yếu đuối, những kẻ thiếu nghị lực và lòng can đảm.
Chương 12: Luôn hết mình trong công việc
Những ai không có sự tỉ mỉ, chỉn chu trong lối sống và công việc của mình sẽ không bao giờ đạt được những thành tựu nổi bật. Thói quen hết mình trong mọi việc sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn của sự hoàn thiện sẽ bị biến dạng và toàn bộ nhân cách của chúng ta sẽ bị xói mòn do quen dần với sự kém cỏi. Thói quen nghĩ thế là đủ rồi khi bạn làm 1 việc hơi kém hơn so với mức mà bạn có thể nỗ lực hết mình thường là điểm bắt đầu cho sự tụt dốc trong công việc, từ đó dẫn đến sự tụt dốc tổng thể.Chúng ta cảm thấy rằng mình đã hạ thấp tiêu chuẩn để làm điều gì dó thấp kém hơn khả năng của bản thân, rằng ý thức về sự đúng đắn và trưởng thành của chúng ta đang dần thui chột.
Chương 13: Lừa dối sếp cũng là lừa dối chính mình
Khi biển thủ thời gian làm việc, trên thực tế bạn đang trộm lấy điều đó từ chính mình, kìm hãm sự phát triển, trở thành những con người tầm thường và có trình độ thấp kém.
Chẳng có điều gì lớn lao, vĩ đại, tiến bộ nào được tạo ra khi bạn tự tay bóp nghẹt triển vọng của chính mình và sống một cuộc sống nửa vời và càng ngày càng trở nên nhỏ bé, hẹp hòi thay vì mạnh mẽ, lớn lao.
Chương 14: Thù lao thực sự không nằm trong phong bì lương
Đừng nghĩ đến số tiền thù lao ban đầu mà nhà tuyển dụng trả cho bạn. Thay vào đó, hãy nghĩ về mức thù lao mà bạn có thể trả cho chính mình trong việc nâng cao trình độ, mở rộng kinh nghiệm, làm cho bản thân lớn mạnh và cao quý hơn.
Chương 15: Giữ một tiêu chuẩn cao
Hãy là một con người cao cấp. Làm môt người cấp trung thì thật dễ bởi vì bạn không cần phải phấn đấu. Tất cả những gì bạn cần làm là không cần phấn đấu và cứ thế trôi giạt.
Chương 16: Với những người lớn tuổi đang tìm việc
Nếu bạn không còn trẻ, hãy mang một tác phong khiến mọi người ấn tượng rằng bạn vẫn rất trẻ trung, trí óc bạn không lỗi thời, không đánh mất niềm hứng thú với thế giới xung quanh, bạn vẫn đang kiểm soát được mọi việc
Chương 17: Chỉ làm việc mà không vui chơi không phải là cách hay
Những người luôn cố gắng chạy theo công việc, chỉ nghỉ ngơi rất ít hoặc không nghỉ ngơi chút nào sẽ phải gánh lấy hậu quả tai hại là sức sống ngày càng bị giảm sút. Họ bị vắt kiệt, cuộc sống trở nên khô khan và nhàm chán, họ không thoát khỏi những mớ bòng bong trong đầu kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Sự đơn điệu trong việc sử dụng chỉ 1 khía cạnh năng lực nhiều giờ mỗi ngày mà không thay đổi, không nghỉ ngơi sẽ khiến trí óc sa sút trầm trọng.
Chương 18: Duy trì sự ngọt ngào
Bất cứ điều gì khiến bạn khó chịu, không vui nên được xóa sạch khỏi tâm trí. Hãy luôn mang theo ánh nắng trong bản thân, dù gánh nặng có lớn thế nào, con đường có tăm tối, chông gai đến đâu bạn cũng đủ sức đối phó với mọi tình thế và tiến bước trên con đường hướng tới thành công.
Chương 19: Hãy tập trung toàn bộ nỗ lực
Lý do nhiều người trong số chúng ta sống một cuộc đời chắp vá, làm những điều nhỏ nhặt là chúng ta không cố gắng hết sức cho những gì mình đang làm. Nếu muốn thăng tiến, bạn phải tập trung toàn bộ nỗ lực và nhiệt tình vào công việc của mình.
Chương 20: Hãy biến mọi việc bạn đang làm thành kiệt tác
Thường thì thói quen làm việc cẩn thận, tỉ mỉ chính là một dấu hiệu của thành công. Việc áp dụng thường xuyên những đức tính tốt đẹp cùng với sự chăm chỉ, quyết tâm mới là những điều tạo nên 1 con người thành đạt.
Kết luận: cuốn sách mang đến cái nhìn về những gì mà người chủ tìm kiếm ở nhân viên, đồng thời đưa ra những phương thức giúp bạn đạt được những tiêu chuẩn đó, trở nên nổi bật, được chủ để mắt đến và thành công trong sự nghiệp.
Share on Google Plus

Review Sách Unknown

Chuyên Review sách: kho sách hay về kinh tế, kinh doanh, khởi nghiệp, review sách hay
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét