Review sách Cách của Dentsu - Bí Kíp Của Kẻ Cầm Trịch Làng Truyền Thông Thế Giới


Cách của Dentsu là một trong những cuốn sách đã làm thay đổi nhiều người – ít nhất là về mặt nhận thức. Đây hoàn toàn là một cuốn sách đáng đọc, nên đọc và phải đọc. Không chỉ dành cho những ai đang học về truyền thông, 400 trang là toàn bộ đáp án lý giải cho những câu hỏi tại sao: Tại sao Dentsu thành công? Cải tiến tốt đẹp là gì? Thiết kế truyền thông tích hợp áp dụng ra sao? Truyền thông dẫn dắt được hiểu như thế nào? Vì sao phải chuyển đổi từ mô hình AIDMA sang AISAS?...

Cách của Dentsu không phải là một cuốn sách dày, nhưng lượng thông tin trong đó cũng đủ để có thể dễ dàng hạ gục những ai thiếu kiên nhẫn. Song, chỉ cần nhớ rằng không phải ngẫu nhiên mà từ một công ty quảng cáo ở Nhật Bản, Dentsu đã trở thành “Rồng Châu Á” – xứng đáng góp tên trong 4 tập đoàn trụ cột của ngành quảng cáo thế giới thì việc đọc sách sẽ trở thành một cuộc hành trình khám phá những kiến thức thú vị mà tập đoàn Dentsu đã trao miễn phí cho em.

Review sách Cách của Dentsu - Bí Kíp Của Kẻ Cầm Trịch Làng Truyền Thông Thế Giới

Cảm nhận ban đầu về “Cách của Dentsu”
Ấn tượng đầu tiên của em là về bìa sách: Nguyên bản tiếng Anh thì “The Dentsu Way” được thiết kế đơn giản nhưng lại rất bắt mắt và nổi bật. Không hình vẽ minh họa, chỉ có tên cuốn sách được in đậm, xung quanh là những đường kẻ ngang tựa như dấu gạch nối với rất nhiều màu sắc.

Người viết nên “The Dentsu Way” là Kotaro Sugiyama – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Sáng tạo, là người có vai trò quan trọng trong việc sáng lập giải thưởng quảng cáo Tokyo Interactive Ad Awards và Tim Andree – vị Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Dentsu Network West, cũng là cán bộ quản lý cấp cao đầu tiên tại Dentsu mà không phải là người Nhật Bản với 25 năm kinh nghiệp về Marketing và truyền thông toàn cầu.
“Cách của Dentsu” được viết nên với mong muốn chia sẻ chặng đường lịch sử phát triển của tập đoàn, triết lý kinh doanh, những chiến lược, cách làm và rất nhiều những ví dụ minh họa cụ thể. Xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối, độc giả sẽ bắt gặp triết lý kinh doanh “Good Innovation” – “Cải tiến tốt đẹp” và nguyên tắc phục vụ - cung cấp giải pháp “Thiết kế truyền thông tích hợp” cho khách hàng của tập đoàn Dentsu, được trình bày trong 3 phần và 9 chương rất cụ thể và rõ ràng.

Phần I: Dentsu hình thành và phát triển: Phần này tác giả giới thiệu, mô tả về sự
Phần II: Nguyên tắc của “Truyền thông dẫn dắt”: Tác giả đưa ra những mô tả, dẫn chứng chứng minh tầm quan trọng của Truyền thông dẫn dắt như một bộ phận trong Thiết kế truyền thông tích hợp; trình bày mô hình mới AISAS và phản ứng của người tiêu dùng cùng với các yếu tố then chốt trong những chiến dịch Marketing.
Phần III: Ứng dụng “Dẫn dắt thay đổi” vào thực tiễn: Các tác giả đi sâu hơn vào các thiết kế chiến lược và chiến thuật của Truyền thông dẫn dắt, đi kèm với các ví dụ minh họa, các công cụ thiết kế, thực thi, đo lường sinh động.

Thế nào là Cách của Dentsu?
Trước khi đọc sách, em đã thử vào website của Dentsu để tìm hiểu về tập đoàn này – cả website tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy nhiên, chỉ sau khi gấp cuốn sách lại, em mới hiểu được thế nào là tư duy, tầm nhìn; thế nào là sự dẫn đầu, sự tiên phong về chuyên môn; thế nào là sự giao thoa, kế thừa và sáng tạo giữa truyền thông truyền thống và truyền thông kỹ thuật số hiện đại của một tập đoàn hàng đầu thế giới.
Đây cũng chính là một trong những sự nhận diện về Dentsu mà không có nhận diện nào, từ phía nhân viên hay khách hàng giống nhau hoặc bị trùng lắp. Điều đó thể hiện được cách tổ chức hoạt động cho đến việc thúc đẩy sự sáng tạo nơi con người, tìm ra những giải pháp độc đáo rất hay và đáng khâm phục của Dentsu.
Lật giở những trang đầu tiên là thông điệp của Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Dentsu – Tadashi Ishii với sự khẳng định và tự hào về triết lý kinh doanh, gồm 2 ý tưởng cốt lõi:
Một là: “Good innovation” – “Cải tiến tốt đẹp” thể hiện quyết tâm luôn sáng tạo, đổi mới nhằm cống hiến cho con người và xã hội thông qua 3 nguồn lực: Ý tưởng, Công nghệ và Tinh thần doanh nhân. Ý tưởng vượt ngoài sức tưởng tượng, Công nghệ vượt mọi giới hạn có thể, Tinh thần doanh nhân vượt mức mong đợi.
Đây cũng chính là cách mà Dentsu đã làm, là điều khác biệt tạo nên thành công, làm nên một tập đoàn hùng mạnh tầm cỡ ở hiện tại. Bởi lẽ các công ty Nhật Bản truyền thống thường làm việc như một tổ chức chặt chẽ, nguyên tắc và đề cao tính thứ bậc, nơi mà tính sáng tạo, nơi mọi ý tưởng “bùng nổ”, khác biệt không được sáng tạo và khuyến khích.

Hai là: “Thiết kế truyền thông tích hợp”. Thành công của tập đoàn đương nhiên không nhờ may mắn. Đó là cả một hành trình dài, thực hiện nhiều thương vụ mua bán sát nhập, tiếp cận những công nghệ hàng đầu để nghiên cứu, áp dụng giải pháp marekting tích hợp nhằm hiểu được bản chất của những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Qua đó, Dentsu có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, được tích hợp và xây dựng vững chắc với quan điểm và sản phẩm mang đến cho khách hàng là 360 độ - đáp ứng toàn diện mọi nhu cầu.
Triết lý kinh doanh thể hiện tầm nhìn vượt trội của những người đứng đầu tập đoàn, đúng như sự tự hào mà chủ tịch Tadashi Ishii đã khẳng định: Tất cả nhân viên Dentsu đã và đang cùng nhau nỗ lực cung cấp giải pháp “Thiết kế Truyền thông Tích hợp” mà các công ty khác khó theo kịp.
Sang phần 2, các tác giả dành ra 3 chương đề cập đến nguyên tắc của Truyền thông dẫn dắt – có vai trò như một bộ phận trong Thiết kế truyền thông tích hợp. Truyền thông dẫn dắt đòi hỏi phải đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng, chú trọng đến chiều sâu: thu hút và phản hồi.
Trong đó, “Dẫn dắt thay đổi” được nhắc đến như là chiến lược và công cụ dùng trong Truyền thông dẫn dắt. Bởi thời đại ngày nay, dung lượng thông tin ngày càng tăng nhanh và nhiều, người tiêu dùng tự dựng lên các rào cản. Mặt khác, mỗi người hiện nay đều gắn kết với nhiều hình thức truyền thông, họ dùng nhiều phương tiện để có thông tin và chuyển sang xu hướng chủ động tìm kiếm. Chiến lược này sẽ giúp vượt qua rào cản thông tin của khách hàng, đưa mỗi chiến dịch Marketing đạt hiệu quả tối ưu.
Khi đọc đến đây thì em thực sự ngạc nhiên, xen lẫn khâm phục và ngưỡng mộ về tầm nhìn – chiến lược của tập đoàn này. Thời điểm ra mặt cuốn sách này cách khá xa thời điểm hiện tại. Song mọi nghiên cứu và nhận định về tâm lý của công chúng, khách hàng cũng như hành vi của họ được chỉ ra trong cuốn sách đều hoàn toàn chính xác và trùng khớp với những gì xảy ra trong hiện tại.
Sự bùng nổ của mạng xã hội, khái niệm “Fake news” xuất hiện khiến công chúng tự dựng lên rào cản thông tin đối với đa số mọi thông tin xuất hiện mà chưa được kiểm chứng.
Do đó, Cách của Dentsu đã đề cập đến 2 phương pháp tiếp cận của truyền thông dẫn dắt: “AISAS” và “Quản lý điểm tiếp xúc”, so sánh với hình ảnh về hang thiên đường trong truyền thuyết Amano- Ivato của Nhật Bản: phải tạo sự khác biệt, phải thu hút, gợi mở và hấp dẫn.
n cạnh đó, tác giả cũng tổng hợp những “Case” rất thú vị mà Dentsu đã áp dụng thành công Truyền thông tiếp thị tích hợp như “Chiến dịch cần sữa”, quảng bá cho phim chiếu rạp “Harry Porter và Hội phượng hoàng”, hay cà phê Roots.
Các tình huống minh họa cho phương pháp  “Dẫn dắt thay đổi” như Hồi sinh thương hiệu Cup Noodles – sản phẩm mỳ ly với chiến dịch “FREEDOM – PROJECT”,... Tất cả đều có số liệu chi tiết cụ thể, những hình ảnh minh họa – tư liệu quý giá mà em có thể học hỏi được rất nhiều từ đó.
Trong số các chiến dịch này, em ấn tượng nhất với chiến dịch “Cần sữa”! của Hội đồng Sữa Nhật Bản. Bản thân em thấy rằng, chiến dịch này rất giống với các chiến dịch Marketing ở hiện tại như “Mưa sale băng” của Lazada, dù chúng cách nhau hơn một thập kỷ. Cả hai chiến dịch đều vận dụng Truyền thông dẫn dắt để gửi một thông điệp đến công chúng bằng cách thu hút sự chú ý, quan tâm trong việc sử dụng các poster tại các địa điểm công cộng phù hợp với đối tượng công chúng mục tiêu.
Ở chiến dịch “Cần sữa”!, website được thiết kế xoay quanh ý tưởng về “một người tư vấn thân thiện dành cho học sinh” và tại các điểm bán lẻ thì một mục quảng cáo được trình chiếu trên các màn hình LCD được đặt tại đó để thúc đẩy. Chiến dịch được thiết kế theo đúng mô hình AISAS: gây chú ý – thu hút sự quan tâm – thúc đẩy tìm kiếm – hành động – chia sẻ. Chiến dịch này đã được trao giải “Sư tử Quảng bá” tại Đại hội Quảng bá Quốc tế Cannes Lions lần thứ 53 năm 2006.
Các chương tiếp theo cung cấp lộ trình để chính bạn có thể tạo ra truyền thông dẫn dắt, quy trình 7 bước để xây dựng các chiến dịch: công cụ, phương pháp và quy trình hoạch định, cách thiết kế cấu trúc và đo lường dẫn dắt thay đổi. Trong đó có kiến thức về “Thiết kế cấu trúc và Phân tích các Điểm tiếp xúc” cũng như cách “Chọn lựa các điểm tiếp xúc hiệu quả với VALCON” rất giá trị.
Tại sao không thể bỏ qua “Cách của Dentsu”?
“Cách của Dentsu” là một cuốn sách hay và thú vị. Không chỉ giúp người đọc như được “khai phá”, thu nạp được nhiều kiến thức bổ ích về kinh nghiệm, phương pháp, cách làm mà còn đem đến những xu hướng thời đại mới như “Transmedia” mà bất cứ ai trong ngành truyền thông đều phải biết.
Khép lại cuốn sách, em đã “giác ngộ” ra một điều rất quan trọng rằng: những chiến dịch thành công, sáng tạo không phải chỉ là làm việc theo cảm hứng, cũng chẳng cần phải “điên rồ” mà nhất thiết phải tiến hành, sắp đặt mọi hoạt động một cách khoa học và theo trình tự.
Đây không chỉ là một cuốn sách – đây chính xác là một cuốn “bí kíp” mà bất cứ ai cũng nên đọc đi đọc lại nhiều lần để khám phá và lĩnh hội!

Share on Google Plus

Review Sách Unknown

Chuyên Review sách: kho sách hay về kinh tế, kinh doanh, khởi nghiệp, review sách hay
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét